Tiêm thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai rất phổ biến hiện nay. Đây chính là lý do vì sao có rất nhiều chị em thắc mắc: “Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu?”.
Bằng cách tiêm thuốc tránh thai, chị em sẽ giảm thiểu được nỗi lo bị mang thai ngoài ý muốn. Chất lượng đời sống tình dục cũng vì thế mà được cải thiện đáng kể. Lúc này, “Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu?” là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều phái nữ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu liệu tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu, cũng như đánh giá xem phương pháp này có thực sự phù hợp với bạn không nhé!
Mục lục
Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu?
Tiêm thuốc tránh thai là một thủ thuật nhỏ, quy trình thực hiện vô cùng đơn giản. Hơn nữa, nó còn nằm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế. Vì vậy, bạn có thể thực hiện phương pháp này ở hầu hết các trạm y tế từ cấp huyện đến phường, xã. Thông thường, chi phí tiêm tại các cơ sở y tế sẽ có sự thay đổi khác nhau, dao động trong khoảng 100.000 – 200.000 đồng/lần. Ngoài ra, chi phí tiêm thuốc tránh thai còn phụ thuộc vào từng loại thuốc, chất lượng dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.
Quy trình tiêm thuốc tránh thai
Trước khi tiêm thuốc tránh thai, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quan, bao gồm kiểm tra nhịp tim và huyết áp. Bạn cần khai báo chi tiết về nhu cầu, tiểu sử bệnh lý cũng như các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác nhất.
Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ hẹn thời điểm tiêm mũi đầu tiên. Nhân viên y tế sẽ sát khuẩn vùng tiêm bằng bông cồn và thực hiện tiêm bắp. Cuối cùng, bạn sẽ được hướng dẫn ngồi nghỉ ngơi tại khu vực theo dõi sau tiêm chủng trong khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Để thuốc phát huy được tối đa tác dụng, bác sĩ có thể khuyến khích bạn tránh giao hợp hoặc sử dụng phương pháp ngừa thai dự phòng trong vòng 7 ngày sau đó. Đồng thời, lên lịch tiêm cho lần tiếp theo, cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.
Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không?
Tiêm thuốc tránh thai được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là rất an toàn đối với sức khỏe của nữ giới. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm như:
- Đau nhức, sưng đỏ vết tiêm;
- Viêm nhiễm tại chỗ tiêm;
- Nhức đầu, sốt nhẹ;
- Cương vú;
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh;
- Sốc phản vệ nhưng rất hiếm khi xảy ra.
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ tăng cân nhanh chóng. Nếu cảm thấy cơ thể tăng cân nhiều hơn mức bình thường, bạn có thể nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ để kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Bạn cũng cần ghi nhớ rằng phương pháp tránh thai này không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu muốn phòng bệnh, bạn vẫn cần phải sử dụng bao cao su.
Những đối tượng nào nên tiêm thuốc tránh thai?
Bên cạnh thắc mắc: “Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu?”, nhiều chị em cũng rất quan tâm liệu bản thân có phù hợp với phương pháp này không. Tiêm thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai an toàn nên có thể áp dụng được với hầu hết các đối tượng. Nếu thuộc một trong số các nhóm dưới đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình phù hợp với biện pháp này:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Người không mắc các bệnh lý nội khoa hoặc đang sử dụng một số loại thuốc kháng virus.
- Phụ nữ đang cho con bú, sau sinh ít nhất 6 tuần.
Nên tiêm thuốc tránh thai ở thời điểm nào?
Chị em cần lưu ý rằng, tiêm thuốc tránh thai chống chỉ định với phụ nữ có thai. Do đó, để đảm bảo bạn không mang thai trong quá trình tiêm thuốc, thời điểm tốt nhất để tiêm mũi đầu tiên là trong vòng 7 ngày kể từ ngày bạn hành kinh hoặc chị em sẽ cần thử thai trước khi tiêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng chấp nhận tiêm thuốc tránh thai ngay sau phá thai, sảy thai hoặc bất cứ lúc nào trong vòng 21 ngày hậu sản mà không cho con bú.
Ngoài ra, nếu biết chắc là không có thai, bạn thể bắt đầu thực hiện ở ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo bằng cách sử dụng thêm biện pháp phòng tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
Sau khi tiêm thuốc tránh thai có bị vô sinh không?
Ngay sau khi chích ngừa thuốc tránh thai, chị em sẽ gặp phải tình trạng vô kinh. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân là do cơ chế tự nhiên của cơ thể phụ nữ là sản xuất một lượng hormon estrogen và progesteron mỗi tháng để phục vụ cho quá trình thụ thai. Điều này sẽ làm cho nội mạc tử cung trở nên dày và mềm hơn.
Khi tiêm thuốc, sẽ không có sự phóng thích của noãn hoặc sự dày lên của nội mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt dần dần biến mất nên việc mang thai hàng tháng không thể xảy ra. Ngược lại, nếu ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm, máu kinh sẽ tiếp tục trở lại để bắt đầu cho quá trình thụ thai.
Như vậy, tiêm thuốc tránh thai không thể gây ra tình trạng vô sinh. Thời gian để chị em tiếp tục mang thai là sau lần tiêm cuối cùng từ 7 – 10 tháng.
Tiêm thuốc tránh thai giá bao nhiêu? So với các biện pháp tránh thai khác, thuốc tránh thai dạng tiêm (DMPA) không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn có giá cả vô cùng phải chăng. Để đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng cho quá trình tiêm thuốc, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ càng nhất nhé!