Tiểu trong khi quan hệ và những nguyên nhân thường gặp

Trong quan hệ tình dục, khi đạt cực khoái một số chị em có hiện tượng giải phóng ra chất lỏng, chất lỏng đó có thể là xuất tinh nữ nhưng cũng có thể đó là hiện tượng tiểu són hay tiểu không tự chủ khi quan hệ. Ngoài ra hiện tượng tiểu trong khi quan hệ còn gặp ở cả nam giới. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? nên làm gì để khắc phục? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu trong khi quan hệ

Sẽ thật là mất hứng khi đang trong cuộc yêu mà bản thân hoặc đối tác của mình là yêu cầu dừng lại để chạy vào nhà vệ sinh vì buồn tiểu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

tieu-trong-khi-quan-he

Theo các chuyên gia, muốn đi tiểu trong khi quan hệ là hiện tượng không hiếm gặp ở cả nam và nữ, vì theo thống kế có khoảng 10% đến 54% phụ nữ gặp phải tình trạng này, tỉ lệ này ở nam giới ít gặp hơn bởi nam giới thường có cơ chế bẩm sinh giúp ngăn cản việc muốn đi tiểu khi dương vật của họ cương cứng. Một số nguyên nhân khiến gặp phải tình trạng này có thể kể đến như:

Tiểu trong khi quan hệ ở nữ giới

Đạt cực khoái hoặc mắc chứng tiểu không tự chủ

Nguyên nhân tiểu trong khi quan hệ ở nữ giới có thể là do xuất tinh khi đạt cực khoái hoặc đây là chứng tiểu không tự chủ. Cụ thể:

Đạt cực khoái ở phụ nữ xảy ra khi điểm G – điểm nằm bên trong âm đạo có trách nhiệm xuất tinh khi bị kích thích đến đạt cực khoái. Một số phụ nữ xuất tinh sẽ ra dung dịch giống như nước từ niệu đạo, nước này không phải nước tiểu và cũng không có tác dụng bôi trơn. Dịch này có thể bắt nguồn từ âm đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt ở nữ hoặc sự kết hợp của tất cả những nguồn này.

Dấu hiệu khi đạt cực khoái ở nữ đôi khi thường có dấu hiệu giống với cảm giác buồn tiểu khi các cơ của cơ quan sinh dục co bóp khá nhanh và chúng ta thường rơi vào trạng thái “xoắn quẩy” nên đôi khi sẽ bị nhầm với cảm giác buồn tiểu và chị em cũng hiểu nhầm tinh dịch này là nước tiểu trong khi quan hệ. Tuy nhiên, hiện tượng xuất tinh khi quan hệ ở nữ là phản ứng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể khi bị kích thích trong quá trình quan hệ tình dục và chị em hoàn toàn không cần lo lắng.

tieu-trong-khi-quan-he-1

Trong khi đó, nếu nước có trong khi quan hệ không phải do xuất tinh khi đạt cực khoái mà là nước tiểu thật thì cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay bởi đây có thể là do chứng tiểu không tự chủ cảnh báo cơ sàn chậu hoặc bàng quang của chị em đang có vấn đề.

Cơ sàn chậu bị yếu

Những phụ nữ có cơ sàn chậu bị yếu, thường là phụ nữ sau khi sinh con, có thể tiểu trong khi quan hệ. Khi cơ sàn chậu bị suy yếu sẽ không thể giữ ống niệu đạo đóng lại, kết hợp thêm các áp lực gia tăng lên bàng quang như ho, hắt hơi, các tác động khác khi quan hệ… sẽ tăng cảm giác muốn đi tiểu.

Bàng quang quá đầy

Bàng quang là bộ phận nằm ngay trên đầu âm đạo, khi bàng quang đầy việc dương vật đi ra đi vào khỏi âm đạo sẽ tạo áp lực liên tục cho bàng quang khiến cảm giác muốn đi tiểu trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, bạn nên đi vệ sinh trước khi quan hệ để có một cuộc yêu thăng hoa và ít bị ảnh hưởng nhất. 

Bàng quang hoạt động quá mức

Tiểu trong khi quan hệ có thể đến từ nguyên nhân là do bàng quang hoạt động quá mức khiến bàng quang cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài ngay cả khi nó chưa bị đầy khiến chị em thường xuyên buồn tiểu, tiểu đột ngột và khó kiểm soát.

Tiểu trong khi quan hệ ở nam giới

Tiểu trong khi quan hệ không chỉ gặp ở phụ nữ mà còn gặp ở nam giới. Hiện tượng này được các chuyên gia lý giải nguyên nhân có thể là do bàng quang hoạt động quá mức gây rò rỉ nước tiểu khi ho, tập thể dục thậm chí là khi quan hệ. Hiện tượng này thường gặp ở đàn ông phải đàn ông bị cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc điều trị ung thư tuyến tiền liệt bởi quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm suy yếu cơ bàng quang.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc chứng tiểu trong khi quan hệ

Có một số đối tượng có nguy bị mắc bệnh tiểu trong khi quan hệ cao hơn hẳn như:

  • Phụ nữ đã  mang thai và sinh con
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt, điều trị ung thư tuyến tiền liệt, người từng phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Người bị sỏi bàng quang
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới
  • Người thường xuyên bị táo bón
  • Người bị tiểu đường, đột quỵ, bại liệt
  • Người có thói quen sử dụng các chất kích thích bàng quang giúp lợi tiểu như rượu, cafe…
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm,thuốc huyết áp

Nên làm gì để khắc phục tình trạng tiểu trong khi quan hệ?

Một số biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng buồn tiểu khi quan hệ bạn có thể áp dụng như:

  • Đi tiểu trước khi quan hệ: biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng bàng quang quá đầy khi quan hệ.
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi quan hệ bởi nó sẽ giúp giảm lượng nước tiểu trong bàng quang.
  • Hãy thử nhiều tư thế quan hệ vừa giúp đổi mới khiến cuộc yêu thăng hoa hơn vừa giảm bớt được áp lực lên bàng quang.
  • Hãy luyện tập các bài tập giúp tăng sự co bóp của âm đạo, tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu. Bạn có thể tham khảo bài tập Kegel
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục hàng ngày và chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Rèn luyện cho bàng quang khỏe mạnh bằng cách lên lịch đi vệ sinh trong ngày.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe… bởi đây là những chất lợi tiểu sẽ kích thích bàng quang khiến bạn bị són tiểu.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

gap-bac-si-de-duoc-tu-van-chua-tri-tot-nhat

Đi tiểu trong khi quan hệ tình dục thường là một vấn đề hoàn toàn bình thường và có thể khắc phục được. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống của cả phụ nữ lẫn nam giới. Đây có thể là nguyên nhân làm suy giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm, dẫn đến ngừng tuyệt đối hoạt động tình dục hoặc đời sống tình dục không như ý muốn.

Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân trong khi quan hệ tình dục, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy thuộc vào bệnh lý mà bạn đang mắc phải, việc điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, thuốc, liệu pháp thần kinh và phẫu thuật.