Hiện nay, tránh thai bằng thuốc uống và thuốc tiêm là hai phương pháp tránh thai phổ biến nhất. Khi sử dụng, những lợi/hại trong quá trình dùng như thế nào? Biện pháp nào mới thực sự tốt hơn? Mời bạn cùng tham khảo bài viết những điều cần biết khi tránh thai bằng thuốc uống và thuốc tiêm để hiểu chi tiết về 2 phương pháp này và đưa ra lựa chọn cho mình nhé.
Mục lục
Phương pháp tránh thai bằng thuốc uống
Tránh thai bằng thuốc uống là phương pháp nội tiết được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Viên uống tiện lợi, có hiệu quả cao, không tốn nhiều thời gian đến cơ sở y tế nên các chị em muốn kế hoạch con cái rất hay sử dụng.
Tác dụng
- Không chỉ là ngăn ngừa khả năng thụ thai, viên uống còn giúp giảm lượng máu kinh, trị mụn, điều hòa lại các vấn đề liên quan tới sinh sản.
- Viên uống tránh thai thường có 2 loại. Viên uống kết hợp progestin, estrogen và viên chỉ có progestin. Loại kết hợp có 7 viên giả dược giúp bổ sung chất sắt, nhắc nhớ chị em đều đặn uống thuốc. Loại chỉ có progestin không chứa viên giả dược. Sau khi uống hết 21 viên thì nghỉ 7 ngày và tiếp tục dùng sang vỉ mới. Hay còn được gọi là thuốc tránh thai hàng ngày.
Cách thức hoạt động
- Đầu tiên, hormone trong thành phần thuốc sẽ ngăn cản sự rụng trứng. Quá trình thụ tinh lúc này sẽ không thể xảy ra vì tinh trùng không gặp được trứng.
- Tiếp theo hormone tiếp tục tăng tiết chất nhầy xung quanh tử cung. Khi lượng chất nhầy đủ dày, tinh trùng sẽ bị ngăn cách không gặp được trứng. Trong trường hợp vì lý do ngẫu nhiên nào đó trứng vẫn gặp được tinh trùng thì thuốc tránh thai sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng đi và trứng không thể bám lại làm tổ.
Những tác dụng phụ thường gặp
- Có thể gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Cảm giác đau, tức ngực, ngực căng khó chịu.
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Giảm ham muốn tình dục
- Gặp 1 số vấn đề về da
- Tăng cân
Phương pháp tránh thai bằng thuốc tiêm
Phương pháp tránh thai bằng thuốc tiêm cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn. Đây cũng là phương pháp nội tiết, thường có hiệu lực trong vòng 3 tháng. Tương tự như cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai, hoóc môn được sử dụng trong thành phần tiêm là progestin. Hiệu quả của dung dịch tiêm này là ngăn sự rụng trứng, đồng thời tạo một lớp dày chất nhầy ngay cổ tử cung. Vấn đề thụ thai lúc này sẽ không thể phát sinh.
Tác dụng
- Mũi tiêm khi được sử dụng đúng cách, dưới tay bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm thường có khả năng tránh thai lên tới 99 phần trăm. Để đảm bảo hiệu quả, cứ cách 3 tháng các chị em nên đến tiêm tránh thai 1 lần. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn, tỷ lệ mang thai là 0,01% trong suốt cả năm tiêm thuốc.
- Riêng các trường hợp người sử dụng không dùng đúng cách, tỷ lệ an toàn trượt xuống 94%. Để đảm bảo tác dụng ngừa thai, cứ cách 12 tuần người dùng nên đến tiêm thuốc.
- Sau mũi tiêm cuối cùng, khả năng sinh sản của bạn sẽ quay lại trong vòng 10 tháng tiếp theo. Phương pháp này dành riêng cho các hộ gia đình, chị em không mong muốn có thai sớm. Những trường hợp kế hoạch ngắn ngày hơn thì nên thay thế bằng một biện pháp tránh thai khác phù hợp
Những tác dụng phụ thường gặp
Dù là viên uống hay thuốc tiêm ngừa thai, cả 2 đều chứa 1 lượng hormone khá cao, lượng hormone này tác động trực tiếp lên cơ thể người dùng nên đôi khi xảy ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
- Chảy máu bộ phận âm đạo hoặc rong kinh
- Khẩu vị thay đổi so với trước đây
- Kinh nguyệt không đều chu kỳ, thường dày lên từ 6 – 12 tháng sau lần tiêm đầu tiên
- Thói quen, sở thích tình dục thay đổi
- Cảm giác buồn nôn
- Thỉnh thoảng đau ngực, đau đầu
- Tâm trạng thay đổi thất thường
Xem thêm: Thuốc tránh thai chỉ có Progestin là gì?
Những yếu tố nguy cơ gặp phải của cả 2 phương pháp
Mặc dù cả 2 loại thuốc tránh thai viên và thuốc tiêm đều rất an toàn cho phụ nữ, tuy nhiên nó vẫn có một số chống chỉ định mà người dùng cần lưu ý.
Bạn không nên uống viên tránh thai nếu:
- Mắc chứng rối loạn máu đông di truyền hoặc tiền sử huyết khối
- Bị đau đầu migraine
- Có bệnh nhồi máu cơ tim hoặc những vấn đề liên quan đến tim
- Nghiện thuốc lá, rượu bia hoặc đã vượt quá 35 tuổi
- Mắc bệnh Lupus
- Mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm hoặc phát hiện bệnh tiểu đường nhưng chưa điều trị khỏi.
- Đang mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú
Bạn nên ngừng tiêm thuốc tránh thai nếu:
- Phụ nữ xác nhận bị ung thư vú
- Người dùng đang uống thuốc có thành phần aminoglutethimide
- Bị vấn đề về loãng xương, xương dễ gãy…
Nên chọn uống thuốc hay tiêm thuốc tránh thai?
Thuốc tránh thai hay tiêm thuốc mỗi phương pháp đều có mặt tích cực riêng. Tùy vào nhu cầu, điều kiện cá nhân mà mỗi người sẽ có cách lựa chọn khác nhau. Trước khi quyết định chọn viên uống hay tiêm thuốc bạn nên cân nhắc về:
Tiêm thuốc tránh thai và viên uống tránh thai đều có những ưu điểm riêng
- Sức khỏe bản thân phù hợp với phương pháp nào hơn?
- Nhu cầu tránh thai là ngắn hạn hay dài hạn? Nếu chỉ là ngắn hạn thì nên dùng viên uống. Nếu dài hơn thì tiêm thuốc sẽ tiện lợi hơn
- Mọi quyết định và lựa chọn không nên vội vã mà cần thăm khám và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Bạn nên nói rõ nhu cầu, hoàn cảnh, điều kiện… ở bản thân để bác sĩ có thể cân nhắc và gửi đến bạn lời khuyên đúng nhất. Sau khi xác định đúng mục tiêu, việc lựa chọn phương pháp sẽ trở nên dễ dàng và đúng đắn hơn.
Bổ sung thêm các kiến thức về thuốc tránh thai là cách bạn bảo vệ mình và người thân tốt hơn. Từ những lời khuyên của các chuyên gia, hãy cân nhắc và đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp nhất bạn nhé! Chúc các chị em luôn có nhiều sức khỏe!
Nguồn: https://goldenchoice.com.vn/