Tránh thai hiệu quả bằng miếng dán công nghệ vi kim. Các nhà nghiên cứu Mỹ thử nghiệm phương pháp kiểm soát sinh mới bằng miếng dán công nghệ vi kim
Biện pháp tránh thai phổ biến ở phụ nữ hiện nay là uống thuốc hàng ngày, nam giới sử dụng bao cao su.
Tuy nhiên, nhiều người không uống thuốc tránh thai đúng giờ, làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, các biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài như que cấy, đặt vòng, đặt vòng chữ T (IUD) thường được các bác sĩ phụ khoa khuyên dùng. Một số miếng dán tránh thai được sử dụng nhưng phải đeo liên tục.
Theo CBSNews, các nhà nghiên cứu từ Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã thử nghiệm phương pháp kiểm soát sinh sản mới dưới dạng một miếng dán. Người dùng chỉ cần mỗi tháng đặt miếng dán này trên da trong vài giây, sẽ có tác dụng ngừa thai.
Đây là một miếng dán tròn nhỏ, kích thước chỉ bằng đồng xu và gắn những kim phân hủy sinh học có chứa hormone tránh thai levonorgestrel (link về thuốc tránh thai NewChoice hàng ngày cũng là hoạt chất levo này). Đặc biệt, chỉ sau 5 giây dính trên tay người, các cây kim sẽ tự tách ra và nằm dưới bề mặt da, từ từ giải phóng thuốc và sau đó tự tiêu.
Nhanh chóng, gọn nhẹ và không đau đớn
Với ý tưởng thu nhỏ các mũi kim, các nhà khoa học chỉ cần đảm bảo rằng các vi kim đủ mạnh để xuyên qua da, sau đó lập tức bị gãy và nằm lại dưới ra (dưới da không phải ra) để khuếch tán thuốc vào cơ thể chậm rãi, có tác dụng lên đến một tháng và đặc biệt không gây đau đớn cho người dùng.
Sự cần thiết của miếng dán “kỳ diệu”
Các chuyên gia tại Viện Công nghệ Georgia nhận định đây là phương pháp có thể mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối với phụ nữ sống ở các quốc gia đang phát triển – nơi việc tránh thai ngoài ý muốn thường bị hạn chế hơn vì không thường xuyên được các bác sĩ tư vấn, chăm sóc.
Bước tiến quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ
Đến nay, nhóm nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được vi kim có thể giúp tránh thai. Bước đầu tiên của họ mới chứng minh rằng một miếng dán có thể duy trì mức độ hormone levonorgestrel trên chuột thí nghiệm trong một tháng.
Trong vòng hai năm tới, họ hi vọng rằng sẽ có thể tiến hành thí nghiệm y học này trên con người.