Ung thư buồng trứng: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phòng ngừa

Ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm, nó có tỷ lệ tử vong cao thứ 5 ở nữ giới. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu sẽ có lợi cho quá trình chẩn đoán, phòng ngừa cũng như điều trị bệnh ung hiệu quả hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về bệnh ung thư buồng trứng.

Tìm hiểu ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer) là bệnh lý khi một hoặc cả hai buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường, dần phát triển thành những khối u ác tính và bắt đầu xâm lấn, các mô rồi lan ra những cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao thứ 5 ở nữ giới

Nghiêm trọng hơn là những khối u này di căn tới nhiều vùng khác, gây ung thư tại các cơ quan đó.

Tương tự như những loại ung thư khác, bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ bị đe dọa cả về sức khoẻ và tính mạng.

Có những loại ung thư buồng trứng nào?

Khi buồng trứng xuất hiện các khối u thì có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Cụ thể, khối u lành tính không phải là ung thư và bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để bóc tách khối u, cắt bỏ một phần hoặc 1 bên buồng trứng có chứa khối u này.

Ung thư buồng trứng được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm:

Ung thư biểu mô buồng trứng: Theo thống kê thì có khoảng 85 – 90% bệnh nhân với xuất phát từ lớp ngoài của buồng trứng. Dạng này còn được gọi là Epithelial ovarian cancer.

Ung thư tế bào mầm: Loại ung thư này thường sẽ có tế bào trong buồng trứng phát triển thành trứng, bệnh phổ biến nhóm đối tượng phụ nữ trẻ tuổi và tỷ lệ trị khỏi bệnh khá cao.

Ung thư tế bào mô đệm: Đây là loại ung thư xảy ra trong nội bộ hoặc các mô liên kết của buồng trứng, tương tự như nhóm ung thư tế bào mầm, bệnh nhân bị ung thư tế bào mô đệm cũng có tỷ lệ trị khỏi bệnh cao.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng?

phu-nu-cho-con-bu
Nhóm phụ nữ không sinh con, hoặc sinh con quá muộn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Cho tới nay, việc tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà hoa học cũng chứng minh được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng như:

– Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, bệnh liên quan tới buồng trứng, đại tràng hoặc nội mạc tử cung.

– Phụ nữ trên 55 tuổi.

– Người từng bị ung thư vú.

– Nhóm đối tượng là nữ giới  không sinh con, hoặc sinh con đầu lòng quá muộn.

– Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

– Có nhóm gen đột biến BRCA1 hoặc gen BRCA2.

– Nhóm nữ giới có kinh nguyệt quá sớm hoặc mãn kinh muộn.

– Hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, một số yếu tố được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng chống lại bệnh ung thư buồng trứng như:

– Sử dụng loại thuốc tránh thai hàng ngày.

– Sinh con và cho em bé bú sữa mẹ.

– Tiến hành cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng và ống dẫn trứng trước khi bệnh diễn biến thành ung thư.

– Thắt ống dẫn trứng.

– Duy trì lối sống lành mạnh, ưu tiên bổ sung nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư buồng trứng là gì?

Theo các bác sĩ, hầu hết phụ nữ bị ung thư buồng trứng sẽ xuất hiện những triệu chứng đến vài tháng tới hơn 1 năm thì mới đi khám và phát hiện bệnh. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc iệc khám chữa và phát hiện bệnh chính là những dấu hiệu này không quá đặc biệt, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác.

ung-thu-buong-trung-2
Những cơn đau vùng chậu hoặc bụng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng

Liệt kê một số  triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng bao gồm:

– Đầy hơi hoặc tăng chu vi vòng bụng bất thường.

– Xuất hiện những cơn đau vùng chậu hoặc bụng.

– Khó ăn hoặc nhanh no.

– Thường xuyên đi tiểu, tần suất nhiều lần trong ngày.

– Bị sụt cân nhanh mà không xác định rõ lý do.

– Hay bị đổ mồ hôi đêm.

– Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau lưng, khó tiêu, táo bón…

Tham khảo một số phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và y học hiện nay, có một số phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu (tìm dấu hiệu khối u CA-125 trong máu)
  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Sinh thiết

Xét nghiệm tìm CA 125 trong máu

Theo số liệu thống kê: có khoảng 80% bệnh nhân có nồng độ CA 125 cao hơn mức bình thường và loại protein này thường xuất hiện trên bề mặt của các tế bào ung thư ác tính.

xet-nghiem-CA125
Xét nghiệm tìm CA 125 trong máu để xác định bệnh ung thư buồng trứng

Tuy nhiên, chỉ với nồng độ CA 125 cao bất thường thôi thì chưa đủ kết luận chắc chắn bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để củng cố kết luận chẩn đoán.

Siêu âm

Bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò đưa vào âm đạo hoặc siêu âm ngoài cơ thể với đầu dò được đặt ở bên cạnh dạ dày để kiểm tra hình ảnh về cấu trúc, kích thước và mật độ của khối u, có bị tăng sinh mạch máu không…

Khám vùng chậu

Thủ tục thăm khám vùng chậu được bác sĩ chỉ định để xác định các bộ phận sinh dục của nữ giới, âm đạo và tử cung có vấn đề bất thường hay không.

Chụp MRI/ chụp CT

Kỹ thuật chụp MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp CT (cắt lớp vi tính) nhằm giúp bác sĩ kiểm tra ổ bụng, ngực và vùng chậu bằng hình ảnh, kết hợp với hình ảnh 3D rõ nét để từ đó bác sĩ chẩn đoán được bệnh nhân có bị ung thư buồng trứng hay không và bệnh ở giai đoạn nào.

Chụp X-quang ngực

Kỹ thuật chụp X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và xác định các tế bào ung thư đã di căn phổi hay chưa. Theo đó, phương pháp này dụng tia bức xạ để ghi lại hình ảnh của phổi và màng phổi.

Sinh thiết

Để xác định tế bào ác tính, mức độ ác tính thì bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm trên mô bệnh phẩm. Từ đó, có căn cứ chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Các giai đoạn bệnh ung thư buồng trứng diễn ra như thế nào?

Để có thể phân chia các giai đoạn ung thư buồng trứng thì cần nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghiên cứu của Liên đoàn Phụ khoa & Sản khoa Quốc tế và Ủy ban Hỗn hợp về Ung thư tại Hoa Kỳ, có 3 yếu tố để đánh giá và xác định giai đoạn của bệnh ung thư buồng trứng gồm:

  • Kích thước của khối u: Kiểm tra và xác định kích thước của khối u là việc rất quan trọng, nó giúp bác sĩ đánh giá chính xác liệu khối u đã lan rộng ra ngoài buồng trứng và xâm lấn tới ống dẫn trứng hay chưa.
  • Hạch bạch huyết: dựa vào hạch này có thể biết được các tế bào ung thư đã di căn hay chưa.
  • Di căn: Yếu tố này cho phép bác sĩ kiểm tra các khối u ác tính đã di căn đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể hay chưa (gan, phổi, xương…)
cac-giai-doan-dien-bien-cua-benh-ung-thu-buong-trung
Các giai đoạn diễn biến của bệnh ung thư buồng trứng

Dựa vào những yếu tố kể trên, bệnh ung thư buồng trứng được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, khối u xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng. Lúc này, chúng chưa lan đến các hạch bạch huyết và các khu trú khác trong cơ thể nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện các khối u ở trên bề mặt buồng trứng.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng xuất hiện tế bào ung thư ở trong dịch ổ bụng và vùng chậu do những tế bào này bị bong ra.

Giai đoạn 2

Khi bệnh bước vào giai đoạn 2, tế bào ung thư sẽ bắt đầu lan sang các cơ quan ở vùng chậu, cụ thể như: bàng quang, tử cung, đại trực tràng. Tuy nhiên, khu vực ngoài vùng chậu và hạch bạch huyết chưa bị lan tới.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, tế bào ung thư không chỉ hiện diện ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc phúc mạc mà nó còn di căn phúc mạc ngoài tiểu khung hoặc các hạch sau phúc mạc.

Giai đoạn 4

Khi đến giai đoạn 4 là thời điểm mà các tế bào ung thư đã xuất hiện lan sang cả xung quanh phổi, gan, xương, lá lách, ruột và cả các hạch bạch huyết ở vị trí xa hơn.

Xử trí ung thư buồng trứng như thế nào?

Để việc điều trị ung thư buồng trứng có hiệu quả thì bác sĩ sẽ kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Loại ung thư buồng trứng
  • Kích thước của khối u và mức độ lan rộng của nó trong cơ thể.

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng được coi là phương pháp phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng cách hoá trị: sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thể phòng ngừa ung thư buồng trứng bằng cách nào?

Theo số liệu được thống kê bởi Hiệp hội Ung thư Mỹ: cứ khoảng 78 phụ nữ thì sẽ có 1 người bị mắc bệnh ung thư buồng trứng. Do đó, nếu như bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này thì cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bạn có thể giảm 20% nguy cơ bị ung thư buồng trứng chỉ với 30 phút tập thể dục mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Thực đơn ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm từ rau củ quả tươi là lựa chọn hoàn hảo giúp bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là nếu trong gia đình có tiền sử mắc ung thư buồng trứng. Các loại thực phẩm có chứa bột Talcum, chất khử mùi âm đạo, một số loại mỹ phẩm… Nên đọc và nghiên cứu kỹ thành phần của mọi loại sản phẩm trước khi sử dụng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đây là biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh lý, trong đó có ung thư để đánh giá các dấu hiệu bất thường có có biện pháp điều trị sớm, mang lại hiệu quả từ giai đoạn đầu của bệnh.

Những câu hỏi thường gặp liên quan tới bệnh ung thư buồng trứng

Bệnh ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?

Ung thư buồng trứng được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tính mạng của nữ giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời ngay từ giai đoạn 1 thì cơ hội bệnh nhân sống trên 5 năm kể lúc phát hiện bệnh sẽ đạt tỷ lệ trên 95%.

ung-thu-buong-trung-1Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn 2, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm sẽ giảm xuống chỉ còn ở mức 70%. Con số này ở giai đoạn 3 là 39%. Cuối cùng, nếu phát hiện khi bệnh ở giai đoạn 4, lúc này khối u đã di căn nên việc điều trị bệnh ung thư buồng trứng gặp nhiều khó khăn, cơ hội bệnh nhân sống trên 5 năm là rất thấp.

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù  ung thư buồng trứng là căn bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng đáng mừng là nó vẫn có tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị từ giai đoạn đầu của bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân trẻ tuổi với sức khỏe tốt sẽ có khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị tốt hơn.

Bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng, bệnh có thể tái phát trong khoảng 2 năm đầu sau điều trị. Vì thế, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng tái phát là rất quan trọng.

Bệnh ung thư buồng trứng có di truyền không?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, mặc dù hiện nay có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh việc ung thư buồng trứng có di truyền. Tuy nhiên, nếu bạn được thừa hưởng các gen đột biến BRCA1 và BRCA2 từ cha mẹ của mình thì nguy cơ hình thành và phát triển bệnh lý liên quan tới buồng trứng và vú sẽ tăng cao hơn.

Và dĩ nhiên, nếu trong gia đình bạn có mẹ, chị gái hoặc người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng thì cũng sẽ làm tăng nguy cơ bạn bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng tiền sử gia đình có người mắc bệnh này chỉ đóng vai trò làm tăng nguy cơ chứ không chắc chắn là bạn sẽ mắc bệnh. Do đó, nếu lo lắng thì bạn có thể tới gặp bác sĩ để được làm các loại xét nghiệm cần thiết và có biện pháp phòng bệnh từ sớm.

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

ung-thu-buong-trung-4

Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thời gian duy trì sự sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng còn tùy thuộc vào thời điểm mà bệnh được phát hiện, giai đoạn bệnh tiến triển, loại khối u, tình trạng sức khoẻ và khả năng đáp ứng với thuốc và phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.

Trong thực tế, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư buồng trứng là rất cao.

Càng về những giai đoạn sau của bệnh thì hiệu quả điều trị và tiên lượng sống trên 5 năm sẽ càng giảm dần đi khi nữ giới mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Do đó, chị em phụ nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì tới gặp bác sĩ ngay để được làm xét nghiệm và chẩn đoán cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để có hướng điều trị kịp thời.