Uống thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt là tác dụng phụ mà một số chị em phụ nữ gặp phải. Vậy thì tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Bài viết này Golden Choice sẽ giúp chị em phụ nữ tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục.
Mục lục
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới khoảng từ 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày, lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ là từ 50-150 ml. Kinh nguyệt diễn ra tuần tự như vậy thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, kinh đến sớm, mất kinh,… Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, hoặc do mất cân bằng nội tiết tố. Hoặc đơn thuần là do thay đổi điều kiện, môi trường sống, chế độ sinh hoạt,…
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với những bạn gái trong độ tuổi dậy thì, chị em phụ nữ sau sinh hoặc tiền mãn kinh. Tuy nhiên, trường hợp rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất ở phụ nữ là sau khi sử dụng thuốc tránh thai.
Biểu hiện của việc uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ mà chị em sẽ gặp phải. Nó gồm có các biểu hiện sau:
- Có hiện tượng ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp do cơ thể phải tiếp nhận hàm lượng cao hormone sinh dục để ngăn chặn sự rụng trứng
- Gặp hiện tượng mất kinh do uống thuốc tránh thai hàng ngày không đúng cách. Do quá trình điều tiết hormone bị thay đổi. Nên thuốc ức chế quá trình rụng trứng và biến đổi lớp niêm mạc tử cung ngăn cản sự thụ thai.
- Có hiện tượng rong kinh, rong huyết trong quá trình dùng thuốc tránh thai
- Sự thay đổi về vòng kinh, lượng máu kinh và thời gian hành kinh do sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể sau khi uống thuốc ngừa thai.
Vì sao uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt?
Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ khi sử dụng thuốc tránh thai. Trên thị trường hiện nay, thuốc tránh thai có 2 loại chính: thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.
Với loại thuốc tránh thai hàng ngày, trong thành phần thuốc có chứa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ, khi đưa vào cơ thể có tác dụng:
- Ức chế, ngăn cản quá trình rụng trứng
- Tiết chất nhầy cổ tử cun. Làm cho chất nhầy trở nên đặc dính, khiến tinh trùng không thể đi qua được để gặp trứng
- Làm biến đổi lớp niêm mạc ở cổ tử cung, ngăn sự làm tổ của trứng
Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp, có thành phần tương tự nhưng với liều lượng cao hơn. Khi vào cơ thể, thuốc hoạt động dựa trên 2 nguyên lý sau:
- Ức chế sự rụng trứng
- Ức chế trứng bám vào niêm mạc cổ tử cung để ngăn chặn quá trình thụ thai
Do đó, dù bạn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp thì khi đưa lượng hormone trong thuốc vào cơ thể sẽ làm nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột và cơ thể sẽ không kịp thích nghi. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn.
Uống thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Hầu như loại thuốc tránh thai nào cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy sau khi sử dụng mà gặp phải tình trạng này thì cũng không nên hoang mang. Bởi đây chỉ là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Và tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng 2 -3 tháng đầu mà thôi. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại bình thường và diễn ra đều đặn hơn. Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp, tình trạng rối loạn sẽ biến mất theo thời gian cho đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Nếu chị em nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài và có những dấu hiệu bất thường như máu kinh vón cục, có màu đen, mùi hôi khó chịu,…thì không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai?
Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng thường thấy khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. 4 phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt là:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong bữa ăn hàng ngày, nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tốt nhất nên bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa phytoestrogen (hợp chất tự nhiên có trong thực vật và có cấu trúc tương tự hormone estrogen) như mầm đậu nành, hạt vừng, bông cải trắng, súp lơ xanh,… giúp bạn giữ cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.
Giảm căng thẳng, stress
Tập các bài tập yoga, thể dục, đi bộ để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Cơ thể khỏe mạnh thfi mới có thể hấp thụ thuốc tốt mà không bị đau đầu, buồn nôn,… Đồng thời cũng cân bằng lại được Hormone, điều hòa vòng kinh trở lại.
Cân bằng nội tiết
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cân bằng nội tiết. Bạn có thể sử dụng tinh chất mầm đậu nành hay sản phẩm có chứa chất chống lão hóa. Các sản phẩm này giúp bổ sung khí huyết, cân bằng lại nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu,….
Nhờ tư vấn của chuyên gia, bác sĩ
Khi mới sử dụng thuốc đương nhiên cơ thể cần thời gian để thích nghi. Vì thế bạn nên chuẩn bị tinh thần với việc có tác dụng phụ với cơ thể. Nếu tình trạng trở nên quá nghiêm trọng thì hãy đi thăm khám để chữa trị kịp thời. Từ đó tìm ra cách uống hợp lí hơn với cơ thể của mình.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khiến không ít chị em lo lắng. Hi vọng bài viết đã chia sẻ thông tin cho chị em hiểu đúng hơn về tình trạng của mình. Hãy chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé!