Viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì là hiện tượng không hiếm gặp và nó mang tới nhiều bất tiện cho các bé gái. Nếu không được vệ sinh và khắc phục đúng cách thì những bệnh lý viêm nhiễm này có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản và cả tinh thần. Vậy nên làm gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời đầy đủ nhất qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì và những điều có thể bạn chưa biết
Giai đoạn tuổi dậy thì sẽ có sự thay đổi gì ở vùng kín?
Các bé gái sẽ có những sự phát triển mạnh mẽ nhất cả về ngoại hình cũng như tâm – sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì. Đây cũng chính là giai đoạn đánh dấu bé gái trở thành thiếu nữ và đã có khả năng sinh sản.
Một số thay đổi trên cơ thể bé gái ở giai đoạn tuổi dậy như sau:
- Xuất hiện lông mu ở vùng kín và dần tạo thành hình tam giác ngược.
- Vùng kín của bé gái trong giai đoạn dậy thì có thể sẽ có mùi khó chịu, nguyên nhân là vì các tuyến bã nhờn và mồ hôi phát triển mạnh mẽ. Vì thế, nguy cơ bị viêm lỗ chân lông cũng khá cao.
- Vùng âm đạo của bé gái có khả năng bị ẩm ướt cao do khí hư đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng tiết ra nhiều hơn.
- Chu kỳ kinh nguyệt cũng dần xuất hiện và đây cũng chính là lúc bé gái cần học cách sử dụng băng vệ sinh cũng như dung dịch phụ khoa.
- Vùng âm đạo sẽ sậm màu hơn và kích thước dần lớn hơn khi bước vào giai đoạn dậy thì.
- Buồng trứng hoàn thiện và bắt đầu tiết các hormone progesteron nên bé gái sẽ có khả năng mang thai nếu phát sinh quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai
Thường thì các bé gái sẽ xấu hổ và bối rối với những thay đổi này ở cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Hầu hết các bé chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh và chăm sóc vùng kín. Do đó, phụ huynh, nhất là người mẹ cần quan tâm và chia sẻ nhiều hơn với các bé gái để bảo vệ sức khoẻ sinh lý tốt nhất.
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến các bé gái lại hay bị viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì
Hầu hết các bé gái đều chưa biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Và đây chính là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ bị viêm nhiễm, ngứa vùng kín, viêm cổ tung…
Đồng thời, dưới sự tác động của hormone sẽ khiến cho dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn, vùng kín ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm nếu chăm sóc không đúng cách.
Bên cạnh đó cũng có không ít bé gái chưa hình thành thói quen thay băng vệ sinh nên dễ bị viêm nhiễm trong kỳ kinh nguyệt.
Bé gái bị viêm nhiễm vùng kín trong tuổi dậy thì sẽ có biểu hiện như thế nào
Các bé gái sẽ có thể có các biểu hiện như sau khi bị viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì:
- Khí hư tiết ra nhiều bất thường và có đi kèm các triệu chứng như: màu bất thường (vàng, xanh, nâu), bị vón cục…
- Vùng kín luôn ẩm ướt và hơi sưng nề, khó chịu, ngứa ngáy.
- Đi tiểu tiện hơi khó khăn, gặp tình trạng, tiểu rắt, tiểu buốt.
- Gặp trường hợp rong kinh, kinh nguyệt không đều…
Nếu như bé gái gặp phải những triệu chứng này thì phụ huynh không nên chủ quan mà cần chủ động đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám, xử lý kịp thời.
Đâu là cách điều trị hiệu quả tình trạng bé gái bị viêm nhiễm vùng kín ở độ tuổi dậy thì?
Để có hướng điều trị bệnh viêm nhiễm vùng kín hiệu quả thì bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp để xác định mức độ bệnh, có nguy hiểm hay không, hướng diễn biến của bệnh…
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống và thuốc đặt nếu cần thiết, liều lượng sử dụng tuỳ thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của từng bé gái.
Đồng thời, bé gái cũng cần được mẹ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín đúng cách, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự sinh sôi, phát triển của mầm bệnh.
Đâu là cách phòng tránh việc bị viêm nhiễm vùng kín ở độ tuổi dậy thì?
Thay vì chữa bệnh thì phòng bệnh chính là phương pháp triệt để nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, phụ huynh, đặc biệt là người mẹ cần chú ý, quan tâm và chia sẻ nhiều hơn với các bé gái về cách vệ sinh vùng kín.
Lý do là vì đây chính là cách phòng ngừa bệnh viêm phụ khoa tuổi dậy thì hiệu quả nhất. Và một số lưu ý giúp bé gái vệ sinh vùng kín đúng cách như sau:
- Dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín hàng ngày, nếu có thể thì nên dùng thêm các loại dung dịch vệ sinh với độ pH lành tính.
- Khi rửa vùng kín cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng, rửa theo hướng từ trước ra sao, không gây tổn thương, xây xát.
- Tránh sử dụng sữa tắm, dầu gội, xà bông hoặc dung dịch vệ sinh có độ tẩy rửa quá mạnh vì nó có thể làm khô âm đạo, nguy cơ cao bị viêm nhiễm.
- Không nên ngâm vùng kín và mông trong chậu nước vì vi khuẩn từ hậu môn sẽ xâm nhập lên âm đạo.
- Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh 4 lần/ngày và dùng dung dịch vệ sinh 2 – 3 lần/ngày.
- Nên dùng quần lót làm từ chất liệu cotton thoáng mát và thay quần mới thường xuyên sau mỗi 3 tháng để tránh vi khuẩn ở quần tấn công vùng kín.
- Việc cạo lông mu có thể gây ra tổn thương trong quá trình thực hiện và lông mọc lại có thể bị mọc ngược, viêm nang lông. Do đó, chỉ nên cắt tỉa bớt cho gọn gàng hoặc tới cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý.
Khi nhận thấy các bé xuất hiện những triệu chứng bất thường thì phụ huynh nên đưa bé gái gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp chữa trị kịp thời.