Vòi trứng thông hạn chế là gì? liệu có ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ?

Khái niệm vòi trứng thông hạn chế còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đây là hiện tượng không ít chị em mắc phải mà không biết. Khi mắc phải bệnh lý này rất nhiều chị em cảm thấy hoang mang không biết vòi trứng thông hạn chế có ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên hay không? bởi vòi trứng là con đường duy nhất giúp phôi thai sau khi được thụ tinh có thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Vậy cụ thể nguyên nhân của hiện tượng này là gì? biểu hiện thế nào? cách chữa ra sao? liệu có ảnh hưởng đến việc mang thai của chị em hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Vòi trứng thông hạn chế là gì?

voi-trung-thong-tac-han-che

Trong cơ thể của mỗi người phụ nữ thường có hai vòi trứng, đây là bộ phận chiếm giữ vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cũng là con đường duy nhất để trứng di chuyển vào tử cung. Vòi trứng thông hạn chế là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp, nó tương tự với tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn. Cho dù vòi trứng bị chít hẹp lại bởi bất kỳ lý do gì thì đều ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ.

Mối liên hệ giữa vòi trứng và khả năng mang thai tự nhiên

Mối liên hệ giữa khả năng mang thai của chị em với bệnh lý về vòi trứng được phân thành các trường hợp sau:

Tắc hoàn toàn 1 bên vòi trứng

Trường hợp này nghĩa là 1 bên vòi trứng của chị em hoàn toàn không còn khả năng hoạt động bình thường được nữa. Lúc này cơ hội mang thai của chị em chỉ còn dao động trong mức khoảng 50%.

Tắc cả 2 bên vòi trứng nhưng không hoàn toàn

Ở trường hợp này 2 bên vòi trứng đều bị tắc nghẽn lại nhưng tắc không hoàn toàn. Với trường hợp này chị em rất khó để thụ thai. Ngoài ra, tắc cả 2 bên vòi trứng nhưng không hoàn toàn còn cản trở quá trình di chuyển trứng đã được thụ tinh về tr cung để làm tổ – là nguyên nhân gây nên tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Tắc hoàn toàn ở 1 bên, bên còn lại tắc không hoàn toàn

Nghĩa là 1 bên ống dẫn trứng không còn khả năng hoạt động được, bên còn lại cũng bị giảm một nửa khả năng hoạt động. Khi đó, cơ hội mang thai của chị em  cũng rất thấp.

Voi-trung-thong-han-che-la-gi
Vòi trứng thông hạn chế là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp, nó tương tự với tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn

Dấu hiệu nhận biết vòi trứng thông hạn chế 

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh vòi trứng thông hạn chế. Bởi khi vòi trứng thông hạn chế sẽ gây nên tình trạng loạn phóng noãn cho nên làm cho kinh nguyệt có thể tới sớm hơn, tới muộn hơn, lượng máu không đều, thậm chí còn có màu nâu, bị vón cục một cách bất thường.
  • Đau bụng kinh dữ dội: Nếu tình trạng đau bụng dữ dội, gây cảm giác buồn nôn, khó tiêu, mệt lả,… rất có thể đó là do vòi trứng tắc nghẽn nghiêm trọng. Tình trạng đau nhẹ hơn có thể là do vòi trứng đang bị tắc nghẽn không hoàn toàn.
  • Âm đạo tăng cường tiết dịch: Tình trạng âm đạo tăng cường tiết dịch xảy ra chính là dấu hiệu của bệnh khi đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Lúc này, vùng kín của chị em thường sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, bốc mùi lên khó chịu, dịch khí hư có màu vàng, xanh lá, đặc sệt.
  • Đau bụng âm ỉ: Bạn sẽ có cảm giác vùng bụng dưới đau âm ỉ, đau nhói theo từng cơn và kéo dài nhưng không bộc phát dữ dội cũng được xem như là một dấu hiệu của bệnh tắc vòi trứng hạn chế, cho nên không được xem nhẹ.
  • Khó thụ thai: Đây có lẽ là dấu hiệu muộn nhất để người bệnh nhận biết được bệnh của mình. Thường thì bệnh nhân sẽ xem nhẹ những triệu chứng xuất hiện ở trên và mãi đến khi không thấy có thai thì mới đi thăm khám. Lúc này, phần lớn bệnh đã bị chuyển nặng khiến cho vòi trứng tiết nhiều dịch mủ, viêm nhiễm gây nên sẹo xơ trong lòng ống dẫn trứng. Từ đó làm cho tinh trùng và noãn không thể gặp được nhau để thực hiện quá trình thụ thai.

Do đó, chị em phụ nữ cần quan tâm tới việc đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để đảm không mất đi khả năng làm mẹ của mình.

Nguyên nhân dẫn đến vòi trứng thông hạn chế là gì?

  • Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến xuất phát từ việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. Việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn và nấm ký sinh phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm những bộ phận như là âm đạo, cổ tử cung. Khi những bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho hại khuẩn bơi ngược dòng, tấn công lên tử cung, vòi trứng và buồng trứng gây viêm nhiễm, bị tắc hẹp,…
  • Do quan hệ tình dục không an toàn khiến cho vi khuẩn, virus có cơ hội lây nhiễm chéo từ bạn tình, xâm nhập và đi vào sâu bên trong gây bệnh.
  • Đã từng thực hiện các thủ thuật y tế như phẫu thuật sinh nở, phẫu thuật vùng kín, đã từng nạo phá thai… không đảm bảo an toàn cũng sẽ gây ra những di chứng lây nhiễm lan rộng sâu bên trong, gây nên hiện tượng chít hẹp, tắc nghẽn vòi trứng.
Voi-trung-thong-han-che-1
Vệ sinh không sạch sẽ và đã từng làm phẫu thuật có liên quan đến vòi trứng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc nghẽn

 

Làm thế nào để mang thai khi bị vòi trứng thông hạn chế?

Khi chị em bị tắc nghẽn vòi trứng (vòi trứng thông hạn chế) nghĩa là đã bị hiện tượng vô sinh thứ phát ghé thăm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đã mất hoàn toàn khả năng mang thai tự nhiên. Bạn vẫn có thể mang thai nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. 

Với y học hiện đại, chị em có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ để điều trị thông tắc vòi trứng hoặc thụ tinh nhân tạo IUI, thụ tinh nhân tạo để giúp chị em có thể mang thai. Tuy nhiên, cụ thể cách thức điều trị tắc vòi trứng hoặc sử dụng biện pháp nào để can thiệp giúp chị em mang thai phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ từ việc đánh giá được tình trạng tắc nghẽn trong vòi trứng.

Có thể thấy rằng vòi trứng thông hạn chế nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai, tước đi thiên chức làm mẹ của chị em. Chính vì vậy chị em cần quan tâm đến việc thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể ở những cơ sở y tế có trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của các bác sĩ cao nhé.