Chu kỳ kinh nguyệt là gì – những ngộ nhận sai lầm?

Việc biết được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân thế nào sẽ giúp chị em hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể mình, đồng thời cũng có thể cảm nhận và phát hiện được những dấu hiệu bất thường có thể sảy ra để có thể can thiệp kịp thời. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? một chu kỳ kéo dài trong bao lâu? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào cũng như những ngộ nhận sai lầm về vấn đề này mà chị em cùng gặp phải. Toàn bộ câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

chu-ky-kinh-nguyet-la-gi

  • Chu kỳ kinh nguyệt là 1 chuỗi những thay đổi lặp đi lặp lại hàng tháng diễn ra trong cơ thể người phụ nữ do sự thay đổi hormone sinh dục và đây là một quá trình cần thiết cho sự sinh sản.
  • Chu kỳ kinh nguyệt hình thành bắt đầu từ tuổi dậy thì và kết thúc khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh.
  • Thông thường mỗi chu kỳ phụ nữ thường rụng 1 trứng nhưng có thể do tác động của tự nhiên hoặc biện pháp khoa học mà số trứng có thể rụng 2, 3 hoặc thậm trí là nhiều hơn. 
  • Nếu trước khi rụng trứng hay phóng noãn các tế bào niêm mạc tử cung sẽ dày lên chuẩn bị ổ cho quá trình trứng thụ tinh di chuyển vào làm tổ và hình thành thai nhi, nếu quá trình thụ tinh không xảy ra lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và hình thành 1 chu kỳ kinh nguyệt mới. 
  • Thông thường, một chu kì kinh nguyệt diễn ra khoảng 28 ngày nhưng cũng có khi là 25 hoặc 35 ngày. Ngày đầu hành kinh được tính là ngày 1 của chu kì kinh nguyệt. Những ngày hành kinh kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

Các giai đoạn trong 1 chu kỳ kinh nguyệt?

Giai đoạn kinh nguyệt

Đây chính là giai đoạn xuất hiện hành kinh khi trứng rụng trong chu kỳ trước không được thụ tinh hay quá trình mang thai không xảy ra. Lúc này nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra và được đào thải qua âm đạo.

Trong giai đoạn này chị em có thể gặp phải 1 số triệu chứng như: đau bụng, đau tức ngực, mỏi lưng, dễ nóng giận… 

Thông thường thì giai đoạn kinh nguyệt thường kéo dài 3 đến 5 ngày nhưng cũng có 1 số người có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng sẽ diễn ra song song với giai đoạn kinh nguyệt, nghĩa là bắt đầu từ thời kỳ hành kinh và kết thúc là khi trứng rụng.

Giai đoạn này tuyến yên sẽ nhận được tín hiệu để giải phóng 1 loại hormone giúp kích thích các nang trứng phát triển. Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt tuyến yên sẽ tiết hormone kích thích khoảng 5 đến 20 nang nhỏ, mỗi nang chính là 1 quả trứng chưa trưởng thành. Sau đó trứng phát triển sẽ hình thành 1, 2 hoặc nhiều hơn trứng trưởng thành sau đó sẽ làm thay đổi nồng độ estrogen và làm dày lớp niêm mạc tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho trứng được thụ tinh và làm tổ. Những nang trứng không trưởng thành sẽ được tái hấp thu vào cơ thể.

Giai đoạn rụng trứng

Đây là giai đoạn chị em có thể mang thai. Quá trình rụng trứng thường diễn ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt và thường được thụ tinh trong vòng 24 giờ, nếu trong môi trường lý tưởng trứng có thể duy trì và thụ tinh trong vòng 5 ngày. Nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

Khi trứng rụng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng sẽ hình thành thai nhi.

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Lúc này 2 loại hormone estrogen và progesterone tăng cao giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên và sẫn sàng cho quá trình trứng được thụ tinh và làm tổ.

  • Nếu trứng được thụ thai: hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể cũng như giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi trong quá trình mang thai của người mẹ.
  • Nếu trứng không được thụ thai: hoàng thể sẽ co lại và được hấp thụ vào cơ thể. 2 loại hormone estrogen và progesterone giảm, niêm mạc tử cung bong tạo thành chu kỳ kinh nguyệt mới.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên của thấy kinh của tháng kế tiếp.

Để tính chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể dựa vào các phần mềm hoặc sử dụng phương pháp ghi nhớ thủ công với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đánh dấu ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của bạn trong tháng này.
  • Bước 2: Đánh dấu ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của bạn trong tháng tiếp theo ==> Vậy là bạn đã biết được chính xác số ngày 1 chu kỳ kinh của mình.
  • Bước 3: Theo dõi luôn tục trong vòng 6 tháng bạn sẽ tính ra được trung bình 1 chu kỳ kinh của bạn rơi vào bao nhiêu ngày. Từ đó có thể tính được ngày sắp diễn ra chu kỳ kinh mới.

bang_tinh_chu_ky_kinh_nguyet

Lượng kinh thay đổi như thế nào trong 1 chu kỳ?

  • Lượng máu kinh thường ít vào ngày 1 sau đó nhiều hơn vào ngày 2 và ngày 3, sau đó ít dần và hết.
  • Màu máu kinh thường thay đổi từ đỏ nhạt, sau đó đậm dần thành đỏ sậm vào những ngày hành kinh nhiều và vào những ngày cuối hành kinh, máu kinh có màu nâu đậm. Thỉnh thoảng sẽ có những cục máu đông nhỏ.
  • Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng nhẹ, hay cảm giác nặng vùng bụng dưới. Cảm giác đau thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và đau bụng sẽ hết khi bạn hết kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường – thế nào là bất thường?

 Chu kỳ kinh nguyệt bình thườngChu kỳ kinh nguyệt bất thường
Thời gian của 1 chu kỳ25 đến 32 ngàyÍt hơn 20 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày
Số ngày kinh nguyệtTrung bình là 3-5 ngày hoặc 2-7 ngày
  • Rong kinh: trên 7 ngày
  • Thiếu kinh: ra 1 đến 2 ngày
  • Vô kinh: mất kinh 6 tháng đến 1 năm
Lượng kinhMỗi kỳ kinh nguyệt thường phụ nữ mất khoảng 60 đến 80ml máuMáu ra nhiều kèm đau bụng, đau ngực, buồn nôn
Màu máu kinhThường có màu đỏ sẫm, chỉ là mùi hơi tanh giống mùi máu thông thường không có mùi khó chịu, có thể lẫn một vài cục máu đông nhỏ 

Nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều?

nguyen-nhan-kinh-nguyet-khong-deu

Có thể điểm danh một số nguyên nhân khiến chu lỳ kinh nguyệt của chị em không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt như:

  • Do mang thai.
  • Do thay đổi nội tiết tố.
  • Do đang cho con bú.
  • Bé gái mới dậy thì.
  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Phụ nữ bị mắc các bệnh đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tự cung.
  • Phụ nữ tăng hoặc giảm cân quá mức.
  • Phụ nữ có hoạt động thể dục thể thao quá mức: Thường gặp ở những chị em là vận động viên thể dục thể thao.

Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều?

cach-tri-chu-ky-kinh-nguyet-khong-deu

Chu kỳ kinh nguyệt không đều ngoài việc ảnh hưởng đến việc tránh thai tự nhiên cũng như cách để tăng khả năng thụ thai thì còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chị em. Chính vì vậy chị em cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có cách khắc phục kịp thời, đồng thời kết hợp với 1 số biện pháp tại nhà như:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe.
  • Nên bổ sung khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng
  • Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ cho cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp mọi cơ quan hoạt động trơn chu hơn trong đó có chu lỳ kinh nguyệt.

Câu hỏi thường gặp

Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Bởi nếu không có 1 chu kỳ kinh nguyệt đều các cặp đôi sẽ khó tính được khoảng thời gian rụng trứng để tăng khả năng có thai. Ngoài ra hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng báo hiệu cho bạn thấy cơ thể đang có vấn đề có thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh phụ khoa thậm trí là dấu hiệu cảnh báo vô sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt dài có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời cho câu hỏi này vẫn là có. Chu kỳ kinh nguyệt dài ảnh hưởng đến tâm lý chị em gây khó chịu. Ngoài ra nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến lượng máu mất đi nhiều là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, da nhợt nhạt.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn tiện về vấn đề này.

Theo dõi chu kì kinh nguyệt chính là cách nhận biết như thế nào là “bình thường” của bạn qua mỗi chu kì. Và nếu như có điều gì bất thường so với những chu kì trước, đó có thể là dấu hiệu bạn cần được thăm khám.

Goldenchoice.com.vn