Mặc dù thuốc tránh thai cấp tốc là giải pháp khá hữu hiệu cho những tình huống “cấp bách”. Nhưng liệu chị em đã biết đến tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc gây ra chưa?. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho vấn đề này.
Mục lục
Cách thức hoạt động của thuốc tránh thai cấp tốc
Thuốc tránh thai cấp tốc, thường được gọi là “thuốc khẩn cấp” hoặc “viên tránh thai sau quan hệ tình dục không an toàn”. Thuốc được thiết kế để ngăn chặn sự thụ tinh sau quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc này thường chứa một liều lượng cao của hormone progestin (levonorgestrel là một ví dụ phổ biến), hoặc một sự kết hợp của progestin và estrogen.
Cách thức hoạt động chính của thuốc tránh thai cấp tốc là:
- Ngăn chặn sự rụng trứng: Một trong những cơ chế chính để ngăn chặn thai nghén là ngăn chặn sự rụng trứng từ buồng trứng. Progestin trong thuốc tránh thai cấp tốc có thể ức chế sự rụng trứng bằng cách ức chế sự tạo ra của hormone kích thích tạo trứng (FSH) từ tuyến yên.
- Ảnh hưởng đến việc di chuyển của trứng và tinh trùng: Progestin cũng có thể thay đổi chất lượng của dịch cổ tử cung làm chậm sự di chuyển của trứng và tinh trùng trong tử cung, từ đó làm giảm khả năng thụ tinh. Trong trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc sẽ ngăn không cho nội mạc tử cung thành lập cửa sổ làm tổ – do đó ngăn ngừa việc làm tổ trong lòng tử cung của phôi thai.
Những nhóm thường dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Theo các chuyên gia, những người thường dung thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ được chia thành 3 nhóm
- Nhóm 1: là người không thường xuyên quan hệ. Người không có hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai lâu dài như uống thuốc tránh thai hàng ngày. Người không đặt dụng cụ tử cung hoặc không có sẵn bao cao su…
- Nhóm 2: là những người bị hiếp dâm, cưỡng hiếp không mong muốn có thai
- Nhóm 3: Những người không muốn có con nhưng khi sử dụng biện pháp tránh thai khác không thành công. Như bao cao su bị rách, tụt bao hoặc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Điểm danh các tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc
Phương pháp tránh thai này tỉ lệ tránh thai chỉ đạt 97%. Sử dụng càng xa thời gian quan hệ thì hiệu quả tránh thai càng giảm. Chính vì vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ có thể có thai.
Mặc dù đây được coi là phương pháp cần thiết cũng như khá hiệu quả với những tình huống cấp thiết. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tác hại nếu chị em sử dụng sai cách. Hãy cùng điểm danh một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc thường gặp phải nhé.
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc thường gặp nhất. Tùy vào cơ địa mỗi người mà chị em có thể gặp các tình trạng rối loạn khác nhau. Kinh nguyệt của chị em có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.
Nếu chị em có kinh muộn sau khoảng 1 tuần thì có thể thử qua que thử thai. Ngoài ra cũng có thể đến cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm để biết chính xác có mang thai hay không.
Xuất huyết tử cung bất thường
Một số chị em sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ thấy ra máu. Chị em không cần quá lo lắng. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai cấp tốc. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng chảy máu này quá 2 ngày, chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Bởi hiện tượng này có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Chóng mặt, buồn nôn
Có tới 50% chị em gặp tình trạng này sau khi sử dụng thuốc. Thông thường, tình trạng này sẽ hết sau 1 đến 2 tuần hoặc sớm hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em có thể xem xét thay đổi khẩu phần ăn tránh các thực phẩm khó tiêu. Nếu vẫn không cải thiên, chị em nên đi khám để biết được chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Đau bụng dưới
Đây là tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc ít người gặp phải. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này chị em nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân. Ngoài ra có thể tầm soát mang thai ngoài tử cung – một biến chứng có thể gặp nếu ngừa thai thất bại sau sử dụng ECPs.
Tác dụng phụ kéo dài
Thuốc tránh thai khẩn cấp không nên lạm dụng. Việc dùng quá nhiều, quá liều sẽ khiến chị em gặp phải các tác dụng phụ kéo dài như:
- Thay đổi cảm xúc: Một số người dùng có thể trải qua thay đổi cảm xúc như lo âu, trầm cảm.
- Thay đổi thể trạng: Một số phụ nữ có thể trải qua tăng cân hoặc giảm cân.
- Rối loạn huyết áp, hô hấp
Những ai không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?
Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là an toàn cho đa số phụ nữ, nhưng vẫn có một số nhóm người không nên sử dụng thuốc này do nguy cơ tăng cao hoặc vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số nhóm người nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:
- Phụ nữ mang thai: Thuốc tránh thai khẩn cấp không nên được sử dụng khi bạn đã biết mình đang mang thai. Việc sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai có thể không an toàn cho thai nhi.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng tiêu cực với các thành phần trong thuốc: Nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng hoặc phản ứng tiêu cực với các thành phần trong thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên tránh sử dụng và thảo luận với bác sĩ về các phương pháp phòng tránh thai khác.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc bệnh động mạch: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch. Do đó không nên sử dụng nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch hoặc bệnh động mạch.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc khác: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu, hoặc thuốc chống động kinh. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Người có tiền sử suy thận hoặc suy gan nặng: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tăng nguy cơ tác động đến chức năng thận hoặc gan. Do đó không nên sử dụng nếu bạn có tiền sử suy thận hoặc suy gan nặng.
- Người không có nhu cầu khẩn cấp: Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên được sử dụng trong trường hợp cần thiết và không nên thay thế cho biện pháp tránh thai định kỳ. Nếu bạn có thể sử dụng biện pháp tránh thai định kỳ một cách hiệu quả, bạn không cần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Trên đây là một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc thường gặp phải. Để hạn chế tối đa thác dụng phụ này chị em không nên dùng quá 2 viên/ tháng. Đồng thời sử dụng theo thời gian quy định của thuốc. Hãy để lại bình luận nếu còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này nhé.
Xem thêm: Ngưng thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu có kinh?