Trẻ dậy thì sớm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ dậy thì sớm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh mặc dù lo lắng nhưng vẫn chủ quan và không cho trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Điều đáng nói là những dấu hiệu phát triển sớm về sinh dục, dậy thì sớm là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm về thận và não.

Thế nào là trẻ dậy thì sớm?

tre-day-thi-som
Trẻ dậy thì sớm là tình trạng rất phổ biến trong những năm gần đây

Dậy thì sớm ở bé gái

Bé gái được xác định là dậy thì sớm nếu như trước 8 tuổi đã có sự phát triển ở ngực, có kinh trước khi 9,5 tuổi. Bên cạnh đó, cơ thể cũng phát triển và có sự xuất hiện của lông nách, lông mu, tăng kích thước bộ phận sinh dục, chiều cao tăng trưởng nhanh.

Trong khi đó, độ tuổi dậy thì được coi là bình thường của bé gái dao động trong khoảng từ 8-13 tuổi.

Dậy thì sớm ở bé trai

Bé trai được xác định là dậy thì sớm nếu như trước 9 tuổi đã có sự tăng kích thước của tinh hoàn và dương vật, tăng trưởng nhanh về chiều cao, xuất hiện lông mu, lông nách, khàn tiếng.

Độ tuổi dậy thì được xác định là phát triển bình thường ở bé trai dao động trong khoảng từ 9-14 tuổi.

Vậy đâu là những nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái?

Khi trẻ dưới 8 tuổi, chưa bước vào giai đoạn dậy thì là do chức năng tuyến sinh dục vẫn đang bị ức chế, nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể vẫn thấp, chưa tăng cao.

Như đã nói ở trên, độ tuổi dậy thì của bé gái thường trong khoảng từ 8-13 tuổi. Tuy nhiên, mốc thời gian này cũng có thể thay đổi dựa vào các yếu tố như: di truyền, sức khỏe, dinh dưỡng, khí hậu…  Và một số nguyên nhân gây dậy thì sớm là do:

  • Vùng dưới đồi bị kích hoạt sớm, sản sinh ra GnRH khiến cơ thể xuất hiện sớm hơn những đặc trưng giới tính.
  • Do hormone sinh dục phát triển bất thường.
  • Trẻ có khối u trong não, dị tật bẩm sinh, từng bị chứng não úng thuỷ, viêm não, u xơ dây thần kinh… đây đều là những nguyên nhân có thể gây dậy thì sớm.
  • Một số nguyên nhân bên ngoài có thể gây dậy thì sớm bao gồm: uống nhầm thuốc tránh thai, sử dụng thực phẩm chức năng – thuốc bổ có chứa hormone sinh dục, do mẹ dùng thuốc tránh thai trong thời gian cho con bú, ăn thịt động vật nuôi bằng thức ăn có nhiều hormone…

Trẻ dậy thì sớm thì có nguy hiểm gì?

Chiều cao bị ảnh hưởng

Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao vượt trội hơn so với bạn cùng tuổi nhưng sẽ chậm dần lại và ngừng phát triển hẳn trong thời gian ngắn. Do đó, về sau này trẻ sẽ hạn chế chiều cao, thấp bé hơn so với các bạn cùng tuổi khác.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Dậy thì quá sớm khiến trẻ cảm thấy lạc lõng, ngại ngùng, thậm chí là ám ảnh so với các bạn cùng tuổi bởi những sự thay đổi ở cơ thể của mình.

Đi kèm đó là nguy cơ lạm dụng quan hệ tình dục tăng cao do trẻ chưa có đầy đủ kiến thức, nhận thức, hành vi có thể thay đổi. Đặc biệt là nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tâm lý.

tre-day-thi-som-1
Dậy thì sớm có nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sinh lý của trẻ

Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Dậy thì sớm ở trẻ được chia thành 2 loại bao gồm: dậy thì giả và dậy thì thật. Trong đó, dậy thì giả mặc dù trẻ phát triển về cơ thể, bề ngoài nhưng tử cung/ tinh hoàn không rụng trứng/ sản xuất tinh hoàn.

Và dậy thì giả chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc các bệnh nguy hiểm về não như: viêm não, u não… Các bệnh lý này tác động khiến cho cơ thể tiết hormone kích thích cơ quan sinh dục phát triển sớm.

Bên cạnh các bệnh về não thì một số bệnh lý nguy hiểm về thận cũng là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.

Điểm danh những dấu hiệu tuổi dậy thì ở nữ

Núi đôi dần phát triển rõ ràng

Điểm khác biệt thấy rõ giữa nam và nữ khi bước vào tuổi dậy thì chính là sự thay đổi về kích cỡ núi đôi. Theo đó, ở nữ giới, vùng núi đôi sẽ nhú dần lên rõ rệt và có cảm giác đau tức và hơi cứng khi chạm vào.

tre-day-thi-som-2
“Núi đôi” phát triển về kích thước là dấu hiệu của dậy thì

Khung xương chậu phát triển lớn hơn

Tại giai đoạn dậy thì, khung xương chậu của nữ giới phát triển nhanh để tạo thành vòng 3 đầy đặn và gợi cảm hơn.

Đồng thời, vòng 2 của bạn gái cũng dần được thu gọn lại hẹp hơn để tạo đường nét cơ thể mềm mại, thon gọn và quyến rũ hơn.

Xuất hiện lông nách và lông vùng kín

Đây chính là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của bạn gái khi bước vào dấu hiệu tuổi dậy thì. Các vùng trên cơ thể bắt đầu mọc lông bao gồm: nách và bộ phận sinh dục.

Lông tại những vùng này mới mọc sẽ nhạt màu và mềm mại nhưng về sau sẽ thô cứng, rậm và tối màu hơn.

Cơ thể bắt đầu có mùi riêng đặc trưng

Bước vào tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và các tuyến bã trên cơ thể phát triển mạnh mẽ song hành với quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nên sẽ tạo ra mùi đặc trưng của cơ thể.

Ngoài mùi cơ thể thì bạn gái cũng bị mụn trứng cá do các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.

“Cô bé” lớn nhanh hơn so với trước kia

Kích thước của “cô bé” cũng sẽ lớn hơn so với trước kia, bạn gái dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này mỗi khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể.

Cụ thể, môi lớn và môi nhỏ có kích cỡ lớn hơn với phần âm hộ chếch xuống phía dưới và màu dần thẫm lại. Các bộ phận bên trong như buồng trứng, tử cung và âm đạo cũng lớn dần lên.

Vùng kín bắt đầu xuất hiện dịch âm đạo

Dịch âm đạo tiết ra tại vùng kín là biểu hiện bình thường của cơ thể, nó thường có màu trắng trong, hơi đục nhẹ và độ nhầy nhất định. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có màu và mùi bất thường thì có thể là bị viêm nhiễm.

Bắt đầu có kinh nguyệt

tre-day-thi-som-3
Bố mẹ nên chia sẻ với các bé về những kiến thức của dậy thì để có cách chăm sóc hợp lý và khoa học

Kinh nguyệt chính là bước đánh dấu quan trọng nhất cho việc chuyển đổi từ bé gái trở thành thiếu nữ. Thường thì kinh sẽ xuất hiện ở bé gái từ 12 – 16 tuổi hoặc sớm – muộn hơn tuỳ thuộc vào một vài yếu tố khác.

Tại thời điểm này, kinh nguyệt vẫn chưa ổn định mà thường bị rối loạn, nguyên nhân là do lượng hormone chưa đạt được mức cân bằng.

Ngoài những thay đổi về mặt cơ thể, bé gái khi bước vào tuổi dậy thì còn có sự thay đổi về tâm lý và thường thích thể hiện bản thân, dễ nảy sinh cảm xúc, tình cảm với bạn khác giới…

Khi trẻ bị dậy thì sớm thì phụ huynh nên làm gì?

Dậy thì sớm là tình trạng ngày càng phổ biến trong những năm gần đây nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chủ quản và coi nó là biểu hiện sinh lý bình thường.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm thì bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu là dậy thì giả thì cần xác định những bệnh lý nguy hiểm về não, thận.

Nếu là dậy thì thật thì cần can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi và làm “người bạn” cùng trẻ chia sẻ và có những cách chăm sóc cơ thể phù hợp.

tre-day-thi-som-4
Bố mẹ nên trở thành “người bạn” để chia sẻ cùng bé những vấn đề trong giai đoạn dậy thì

Điều đáng nói là trẻ bị dậy thì sớm thường bị lùn đầu, nguyên nhân là do đầu xương đóng kín từ sớm. Trường hợp này nên được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời để làm chậm lại quá trình dậy thì sớm.

Và quan trọng nhất chính là phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ức chế phát triển cơ quan sinh dục vì nguy cơ cao làm ảnh hưởng tiêu cực tới  thể chất, khả năng sinh sản của bé sau này.

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng dậy thì sớm

Cách điều trị chứng dậy thì sớm sẽ tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng dậy thì, tiến hành chụp xquang kiểm tra tuổi xương, siêu âm bụng và chụp MRI não để tìm nguyên nhân gây dậy thì chính xác nhất.

  • Điều trị dậy thì giả (do khối u): Bác sĩ tùy thuộc vào loại u để thảo luận và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Điều trị dậy thì thật: Bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng thuốc làm giảm sự bài tiết gonadotropins ở tuyến yên, từ đó giúp giảm tiết hormone sinh dục. Thường thì phác đồ điều trị tiêm thuốc là 1 – 3 tháng/ lần kéo dài tới khi bé gái được 10 -11 tuổi và bé trai được 11 – 12 tuổi.

Phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ em bằng cách nào?

Cho tới hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn uống loại thực phẩm nào đó với dậy thì sớm.

Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh được rằng béo phì có thể gây dậy thì sớm. Do đó, bố mẹ nên chú ý trong việc giúp trẻ kiểm soát cân nặng trong mức cho phép.

Theo đó, cần lên cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng nhưng phải khoa học và hợp lý để tránh béo phì.

Cần chú ý tuyệt đối không dùng thực phẩm chức năng, các loại thuốc hay bất cứ loại thực phẩm nào mà thành phần có chứa hormone sinh dục, đặc biệt là dùng trong thời gian lâu dài. Đối với những loại này thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.