Tìm hiểu về tuổi dậy thì của con gái

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tâm lý, những thay đổi này thường khiến trẻ hoang mang và lo lắng. Do đó, để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này thuận lợi nhất thì bố mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức về tuổi dậy thì. Và sau đây là một số thông tin hữu ích về tuổi dậy thì của con gái mà các bậc phụ huynh, đặc biệt là người mẹ nên biết.

tuoi-day-thi-cua-con-gai
Người mẹ nên nắm rõ kiến thức về tuổi dậy thì của con gái để giúp con vượt qua giai đoạn này thuận lợi

Tìm hiểu dậy thì là gì?

Có thể hiểu đơn giản rằng, dậy thì là giai đoạn phát triển của cơ thể quá độ chuyển từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Và với những bé gái thì giai đoạn này xuất hiện trong khoảng 8 – 13 tuổi.

Nếu dậy thì trước 8 tuổi thì được coi là sớm, sau 13 tuổi thì được coi là dậy thì muộn.

Tuổi dậy thì có những giai đoạn nào?

Tuổi dậy thì chính là giai đoạn đánh dấu sự phát triển hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là khả năng sinh sản của cơ thể. Nếu như nam giới thì tuổi dậy thì (11 – 12 tuổi) được tính từ lần xuất tinh đầu tiên thì ở nữ giới, các bé gái chính thức bước vào tuổi dậy thì khi có lần hành kinh đầu tiên (10 – 11 tuổi).

Tuổi dậy thì ở bé gái cũng như bé trai đều trải qua 5 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Lúc này, cơ thể đẩy mạnh việc sản xuất hormone estrogen và tuyến yên cũng tiết hormone FSH kích thích nang trứng.
  • Giai đoạn 2: Các loại hormone bắt đầu làm vai trò của mình bằng cách phát tín hiệu đi khắp cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Cơ thể có sự thay đổi rõ ràng về thể chất.
  • Giai đoạn 4: Các sự thay đổi thể hiện rõ rệt hơn, có thể nhận biết bằng mắt thường về ngoại hình.
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn khi cơ thể hoàn thiện khả năng sinh sản.
tuoi-day-thi-cua-con-gai-va-con-trai
Bé gái và bé trai sẽ trải qua 5 giai đoạn dậy thì có đôi chút khác biệt

Nữ giới có độ tuổi dậy thì là khi nào?

Có thể nói rằng, đây là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi mà trẻ em hiện nay có xu hướng dậy thì sớm hơn.

Tuy nhiên, để đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi  “Tuổi dậy thì của nữ là bao nhiêu” thì cũng không có đáp án tuyệt đối vì mỗi bé lại có đặc điểm thể chất khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng như: di truyền, chế độ dinh dưỡng… Thực tế thì độ tuổi dậy thì ở các bé gái dao động trong khoảng 9 – 14 tuổi.

Điều đáng nói là ngày càng có nhiều bé gái bị dậy thì sớm (trước khi 8 tuổi) mà nguyên nhân là do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống…

tuoi-day-thi-cua-con-gai-1
Độ tuổi dậy thì nữ giới thường dao động trong khoảng 9 – 14 tuổi

Nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì thường có biểu hiện gì?

Thay đổi cả về chiều cao và cân nặng

Con gái khi bước vào tuổi dậy thì sẽ có sự tăng vọt về chiều cao cũng như cân nặng. Theo đó, trẻ sẽ tăng gần 9cm mỗi năm và điều này khiến cho trẻ lóng ngóng hơn vì tỷ lệ cơ thể không cân đối, chân tay của trẻ thường bị dài hoặc ngắn hơn so với cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều vùng như mông, ngực và hông cũng gia tăng lượng mỡ. Lúc này, cơ thể bé gái sẽ nở nang và có xu hướng tạo thành hình đồng hồ cát mềm mại, quyến rũ.

Tuy nhiên, chính vì những biến đổi này mà các bé gái cảm thấy không thoải mái, thậm chí là ngượng ngùng và xấu hổ.

Ngực phát triển rõ rệt

Bên cạnh đường nét cơ thể thì phần ngực của các bé gái cũng phát triển từ phần mô vú, tạo thành quầng dưới núm vú.

Khi ngực hoàn thiện thì sẽ tạo “núi đôi” rõ ràng, quầng vú ổn định và không bị căng phồng như trước.

Xuất hiện lông vùng kín

Bé gái ở tuổi dậy thì sẽ bắt đầu mọc lông vùng kín, theo thời gian nó sẽ thô cứng và đậm màu hơn. Một số trường hợp còn có thể mọc lan ra phía trong bắp đùi tuy nhiên màu sắc lông nhạt hơn so với vị trí vùng kín.

tuoi-day-thi-cua-con-gai-2
Bé gái bắt đầu mọc lông nách và lông vùng kín khi bước vào tuổi dậy thì

Xuất hiện mụn trứng cá

Mụn trứng cá chính là một trong những biểu hiện rõ ràng của các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do sự hoạt động mạnh mẽ của các tuyến mồ hôi cũng như các tuyến bã dầu.

tuoi-day-thi-cua-con-gai-3
Mụn trứng cá là biểu hiện rõ rệt khi bé gái bắt đầu dậy thì

Xuất hiện kinh nguyệt

Đây là một trong những biểu hiện rõ rệt đánh dấu bé gái đã trở thành thiếu nữ và có khả năng sinh sản.

Đổ nhiều mồ hôi và xuất hiện mùi cơ thể khó chịu

Do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến mồ hôi cũng như bã nhờn , đặc biệt là vùng nách nên cơ thể bé gái sẽ có mùi khó chịu. Mặc dù điều này không ảnh hưởng tới ắc khoẻ nhưng lại khiến các bé gái ngại ngùng, mất tự tin.

Bố mẹ có thể tìm hiểu và cho bé sử dụng các loại lăn khử mùi để cải thiện tình hình, kiểm soát mùi cơ thể.

Âm đạo bắt đầu tiết dịch

Âm đạo của bé gái ở giai đoạn tuổi dậy thì sẽ bắt  đầu tiết dịch với vết màu trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi dây là dịch âm đạo mang tính chất bảo vệ và giữ ẩm.

Nhưng nếu dịch tiết có màu bất thường và mùi hôi khó chịu và kèm triệu chứng ngứa âm đạo thì bố mẹ nên cho bé đi khám phụ khoa bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm.

Bắt đầu quan tâm và có sự chú ý nhiều hơn đến bạn khác giới

Giai đoạn này bố mẹ nên quan tâm và chia sẻ, lắng nghe con nhiều hơn để tránh trường hợp đáng tiếc như “vượt quá giới hạn” với bạn khác giới.

Ngoài ra, các bé gái cũng biết chú ý và chăm chút hơn tới vóc dáng của bản thân với hình mẫu lý tưởng, chuẩn mực đẹp đẽ. Bố mẹ nên chia sẻ và động viên bé, tránh làm bé ngại ngùng, mất tự tin.

Mẹ nên làm gì để bé gái dậy thì thành công với vòng 1 đầy đặn và có chiều cao tối ưu?

Làm sao để dậy thì thành công? Đây chính là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh, khiến nhiều bố mẹ đau đầu khi con gái bước vào tuổi dậy thì.

tuoi-day-thi-cua-con-gai-4
Giai đoạn trẻ vào tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm theo dõi và liên hệ với bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường

Bên cạnh việc trở thành “người bạn” của con, nếu bố mẹ muốn giúp con dậy thì công và phát triển tốt nhất trong giai đoạn này thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên trò chuyện nhẹ nhàng và chia sẻ cũng như tư vấn kiến thức về những thay đổi của con trong giai đoạn dậy thì.
  • Ghi nhận những chia sẻ, ý kiến và sự lo lắng của trẻ, tìm cách khắc phục chứ không nên chủ quan.
  • Tránh đưa ra những bình luận khiến cho trẻ xấu hổ, ngại ngùng.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện lối sống khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và lành mạnh, tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các bệnh lý về béo phì, tiểu đường…
  • Luôn quan tâm và theo dõi tình hình phát triển về thể chất, tâm sinh lý của bé gái, nếu nhận thấy quá trình hành kinh có những triệu chứng bất thường (đau bụng dữ dội, chảy máu kinh bất thường, kinh nguyệt quá lâu ngày…) thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.
  • Nhiều bạn gái quan tâm tới việc làm thế nào để tăng vòng 1, đâu là cách tăng vòng 1 tuổi dậy thì. Bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé gái các loại thực phẩm giàu estrogen,  phytoestrogen (gạo lứt, hạt vừng, cà rốt, yến mạch, dưa chuột,(hạt điều, thì là…)
  • Lưu ý cho trẻ tập các môn thể thao hỗ trợ phát triển chiều cao như yoga, bóng rổ, bơi lội… Đồng thời ngủ đủ giấc, uống đủ nước, hạn chế dùng máy tính, tivi và điện thoại vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Trên đây chính là một vài thông tin cơ bản về tuổi dậy thì của con gái, hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để cùng con vượt qua tuổi dậy thì thành công.