Ưu nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết và lưu ý khi đặt vòng

Vòng tránh thai nội tiết là một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều chị em lựa chọn bởi tính lâu dài và hiệu quả. Việc tìm hiểu ưu nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết và tác dụng phụ có thể gặp phải là điều rất cần thiết trước khi quyết định đặt vòng tránh thai nội tiết. New Choice sẽ giúp bạn giải đáp những điều băn khoăn về biện pháp tránh thai này qua bài viết dưới đây!

Khái niệm về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết là một loại dụng cụ tử cung chứa hormone nội tiết có tác dụng ngừa thai với tên gọi là Mirena. Vòng có hình dạng chữ T dài 32mm, tận cùng có vòng nhỏ gắn sợi dây polyethylene. Lượng hormone nội tiết sẽ được giải phóng dần trong tử cung nhằm làm cô đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó xâm nhập vào để gặp trứng, ngăn chặn quá trình thụ thai.

Vòng tránh thai nội tiết được nhiều chị em lựa chọn sử dụng
Vòng tránh thai nội tiết được nhiều chị em lựa chọn sử dụng

Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

Ưu điểm

  • Hiệu quả ngừa thai cao: Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiệu quả ngừa thai của vòng tránh thai nội tiết lên tới 98% tác dụng ngừa thai phát huy ngay lập tức và hiệu quả lâu dài từ 5 năm đến 10 năm.
  • Biện pháp tránh thai rất an toàn, không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản. Chị em có thể tháo vòng ra bất cứ lúc nào để mang thai và sinh con.
  • Vòng tránh thai nội tiết không ảnh hưởng đến đời sống tình dục của cặp đôi. Không ảnh hưởng đến nhu cầu ham muốn của phụ nữ và cũng không gây vướng víu, bất tiện trong quá trình quan hệ.
  • Khi đặt vòng tránh thai nội tiết, cặp đôi có thể chủ động chuyện “yêu” mà không phải lích kích chuẩn bị như những biện pháp tránh thai khác.
  • Giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, rong kinh, giảm nguy cơ và làm chậm phát triển u xơ tử cung…

Sau khi sinh mổ có nên đặt vòng tránh thai không? 

Nhược điểm

  • Vòng tránh thai nội tiết được được đặt vào tử cung khiến nội tiết thay đổi, sinh hóa tế bào nội mạc tử cung bị ảnh hưởng, từ đó sức đề kháng của cơ quan sinh sản cũng giảm.
  • Tăng dịch nhầy tử cung: Khi được đặt vào phía trong tử cung, vòng tránh thai nội tiết có thể gây phản ứng viêm làm tăng dịch tiết âm đạo và cổ tử cung. 
  • Rối loạn kinh nguyệt: Trong vài tháng đầu sau đặt vòng tránh thai nội tiết, nhiều chị em sẽ bị rong kinh, kỳ kinh nguyệt đến quá sớm hoặc quá muộn, mất kinh… do rối loạn nội tiết.
  • Mặc dù có hiệu quả ngừa thai cao nhưng đặt vòng tránh thai nội tiết lại không có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Khi đặt vòng tránh thai nội tiết, nhiều chị em sẽ gặp một số tác dụng phụ như: tăng cân, nổi mụn, nám da, tính khí thất thường, căng tức ngực, đau bụng…
  • Nếu chị em đặt vòng tránh thai nội tiết nhưng hay bị lệch, tụt, rơi ra ngoài, ra máu nhiều… thì có thể là do cơ địa không hợp. Vì vậy, nên tháo vòng và sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
  • Giá thành đặt vòng tránh thai nội tiết cao hơn so với vòng tránh thai truyền thống. Trung bình chi phí mua vòng và thực hiện thủ thuật khoảng 3 triệu đồng.
ưu nhược điểm của vòng tránh thai
Hãy nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi đặt vòng tránh thai nội tiết

Nên làm gì khi đặt vòng tránh thai nội tiết?

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, để phát huy các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm và tránh xảy ra biến chứng, chị em nên chú ý những điều dưới đây:

  • Nên lựa chọn những bệnh viện chuyên khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn để thực hiện đặt vòng tránh thai nội tiết, nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi, tránh làm những việc nặng trong một tuần đầu tiên.
  • Uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo vòng tránh thai nội tiết ổn định trong tử cung và phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Không quan hệ tình dục sớm, kiêng ít nhất từ 7-10 ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để xem vòng tránh thai nội tiết đã ổn định hay chưa.
  • Nếu như gặp biến chứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
  • Nếu muốn ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nên sử dụng thêm bao cao su.
  • Sau khoảng 5 năm, nên thay vòng tránh thai nội tiết mới mới để đảm bảo hiệu quả và an toàn với cơ quan sinh sản.

Thời điểm lý tưởng đặt vòng tránh thai nội tiết

Thời điểm đặt vòng thai nội tiết lý tưởng nhất là trong vòng 7 ngày đầu tiên của kỳ kinh và chưa quan hệ.

Phụ nữ sau sinh vẫn có thể đặt vòng tránh thai nội tiết. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có kinh trở lại thì cần phải kiểm tra chắc chắn không mang thai thì mới tiến hành đặt vòng. Đối với sinh thường, thời điểm đặt vòng thích hợp nhất là sau khoảng 2 tháng. Còn với sinh mổ thì hãy chờ ít nhất khoảng 6 tháng để tử cung hồi phục hoàn toàn.

Có nên chọn biện pháp đặt vòng tránh thai hay không?

Lời kết

Vòng tránh thai nội tiết là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và lâu dài, tuy nhiên cũng có những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, chị em nên cân nhắc về nhu cầu, tính hiệu quả và giá thành của vòng tránh thai nội tiết… để tự tin hơn khi ra quyết định sử dụng phương pháp này. Hy vọng bài viết trên của New Choice đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về ưu nhược điểm của vòng tránh thai cũng như các lưu ý khi đặt vòng.

Goldenchoice.com.vn