Vô sinh có kinh nguyệt không? Mối quan hệ giữa kinh nguyệt và vô sinh

Hiện nay tình trạng chị em bị vô sinh (có thể là vô sinh nguyên phát hoặc vô sinh thứ phát) hiếm muộn ngày càng  có dấu hiệu gia tăng khiến chị em cảm thấy vô cùng lo lắng. Nhiều chị em thắc mắc khi bị vô sinh có kinh nguyệt không? mối quan hệ giữa kinh nguyệt và vô sinh là như thế nào? Hãy dành 5 phút để đọc bài viết bạn sẽ có câu trả lời.

Khi nào phụ nữ được coi là vô sinh?

vo-sinh-o-nu-gioi

Vô sinh là trường hợp hai vợ chồng chung sống và sinh hoạt đời sống tình dục bình thường (khoảng 2 đến 3 lần 1 tuần) không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào nhưng sau khoảng 6 tháng đến 1 năm vẫn chưa thấy có thai. Nói cách khác vô sinh chính là hiện tượng chúng ta bị mất hoặc thiếu đi khả năng sinh sản. Vô sinh có thể gặp ở 2 giới. Nếu là vô sinh ở nữ giới thì chia thành 2 trường hợp:

  • Vô sinh nguyên phát: là trường hợp chị em chưa mang thai lần nào.
  • Vô sinh thứ phát: là trường hợp chị em đã mang thai ít nhất 1 lần nhưng bị sẩy thai, phá thai hoặc đã đẻ nhưng không thể tiếp tục có thai được nữa.

Mối quan hệ giữa vô sinh và kinh nguyệt?

Như chúng ta đã biết cơ chế hình thành chu kỳ kinh nguyệt là do trứng không được thụ tinh, quá trình làm tổ không diễn ra nên các lớp niêm mạc tử cung bong tróc và chảy máu thoát ra qua âm đạo tạo chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng. Phụ nữ có chu kỳ đều đặn sẽ tăng khả năng thụ thai và dễ dàng giúp chị em tính ngày rụng trứng tăng khả năng có thai. Khi chu kỳ bị rối loạn hoặc vô kinh thì cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Vô sinh có kinh nguyệt không?

Vo-sinh-co-kinh-nguyet-khong-1

Trả lời câu hỏi: vô kinh có kinh nguyệt không? các chuyên gia nhận định như sau. Vô sinh ngoài việc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu chu kỳ không hình thành thì không có hiện tượng rụng trứng, phóng noãn kết hợp với tinh trùng tạo thành thai nhi. Nhưng phụ nữ vô sinh do nhiều nguyên nhân không nhất thiết từ việc không có kinh nguyệt. Cụ thể: rất nhiều phụ nữ kinh nguyệt đều và ổn định nhưng vẫn vô sinh, hiếm muộn nguyên nhân có thể đến từ các nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Bị tắc ống dẫn trứng.
  • Bị u xơ tử cung, cổ tử cung
  • Đa nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang.
  • Polyp tử cung.
  • Bị mắc các dị tật tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Noãn phát triển bất thường, rối loạn phóng noãn
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi
  • Suy chức năng buồng trứng sớm.
  • Viêm nội mạc tử cung.
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Tắc ống dẫn trứng.
  • Viêm âm đạo.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Ứ dịch ống dẫn trứng
  • Viêm buồng trứng.
  • Áp xe 2 buồng trứng
  • ….

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “vô sinh có kinh nguyệt không?” là vô sinh có thể không hoặc có kinh nguyệt. Nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt đối với khả năng sinh sản của chị em.

Các yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở nữ?

nguyen-nhan-vo-sinh-o-nu

Một số yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở nữ có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: đây là yếu tố đầu tiên có thể kể đến. Tuổi càng cao thì khả năng sinh sản càng thấp. Nguyên nhân là do cùng với sự lão hóa của cơ thể thì buồng trứng cũng bị lão hóa khiến cho chất lượng thấp và số lượng trứng giảm. Hoặc có thể các vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Thuốc lá, rượu bia: hút thuốc lá hoặc cần sa, uống rượu bia… đều khiến khả năng mang thai bị giảm cũng như làm giảm hiệu quả điều trị liên quan sinh sản.
  • Ngoài ra việc thừa cân, thiếu cân, không rèn luyện thể dục cũng khiến tăng nguy cơ gây vô sinh ở nữ.

Phải làm gì khi không có kinh nguyệt?

Không có kinh nguyệt hay vô kinh không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến vô sinh nhưng là 1 trong những nguyên nhân chủ đạo gây gây nên hiếm muộn, vô sinh.

Vậy để tránh phải đặt những câu hỏi vô sinh có kinh nguyệt không? chị em có thể thực hiện những thói quen hàng ngày sau giúp có 1 vòng kinh đều đặn.

  • Một lối sống khoa học: 1 chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả luôn là phương án ưu tiên được các chuyên gia khuyên nếu muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ hợp lý.
  • Uống đủ nước: nước giúp máu tránh bị cô đặc, từ đó giúp việc lưu thông máu trong cơ thể dễ dàng. Ngày uống ít nhất 2 lít nước sẽ giúp các cơ quan hoạt động bình thường, góp phần tạo ra 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Thường xuyên vệ sinh cô bé để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bổ sung thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ (tránh các sản phẩm chứa hormon thay thế HRT). Khi nội tiết tố cân bằng sẽ lấy lại chu kỳ kinh đều đặn. Chị em có thể tham khảo sử dụng 1 số thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa bài thuốc tứ vật thang giúp lưu thông khí huyết kết hợp với tinh chất mầm đậu nành giúp bổ sung và cân bằng nội tiết hiệu quả.
  • Với các trường hợp buồng trứng đa nang, các dị tật ở tử cung… nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Các bước khám vô sinh nữ

Bước 1: Thăm hỏi bệnh nhân

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tuổi cũng như nghề nghiệp của bệnh nhân xem có ảnh hưởng gì đến vô sinh không?
  • Hỏi về tần suất quan hệ của 2 vợ chồng.
  • Thời gian đã thả nhưng chưa có thai.
  • Tiền sử trước đó: đã nạo phá thai lần nào chưa, sinh con lần nào chưa, số lần đẻ hoặc sảy thai trước đó có không?
  • Chu kỳ kinh nguyệt có đều đặn không?
  • Các biện pháp tránh thai đã dùng.
  • Trong gia đình có ai bị mắc vô sinh chưa?

Bước 2: Khám và xét nghiệm lâm sàng

  • Khám phụ khoa: xem có tổn thương hay dị vật bất thường ở đường sinh dục hay không.
  • Kiểm tra ngoại hình xem có ảnh hưởng gì đến vấn đề vô sinh không. Việc cơ thể béo quá, tuyến vú phát triển chậm, cơ thể phát triển chậm… cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
  • Xét nghiệm lâm sàng nội tiết, siêu âm phần phụ, tử cung, vòi trứng…

Bước 3: Kết luận và đưa ra phác đồ điều trị

Từ kết quả nhận định của bước 1 và bước 2 các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và đánh giá xem có cần can thiệp sâu không, có phác đồ điều trị như thế nào, tiếp tục quan hệ tự nhiên hay cần thực hiện can thiệp của y khoa…

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp xoay quanh vấn đề vô kinh có kinh nguyệt không. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận cuối bài để được giải đáp.