Các bệnh âm đạo thường gặp và cách phòng ngừa

Các bệnh âm đạo không còn hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh khiến chị em cảm thấy đau đớn, khó chịu thậm trí có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Bài viết sau các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp chị em nhận biết về các bệnh âm đạo cũng như phương pháp giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Những ảnh hưởng mà bệnh âm đạo gây ra cho chị em

Theo số liệu được cung cấp bởi bộ y tế. Tại Việt Nam hiện nay có đến 90% chị em bị mắc các bệnh phụ khoa trong đó tỉ lệ lớn là bệnh liên quan đến âm đạo. Số liệu này cho thấy sự cấp bách trong việc cần thăm khám và điều trị các bệnh âm đạo ở chị em. Giúp đời sống sức khỏe và tinh thần của chị em được nâng cao.

cac-benh-am-dao-1

Các bệnh âm đạo có thể gặp ở bất cứ chị em phụ nữ trong độ tuổi nào. Những bệnh này nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời sẽ gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em như:

  • Khiến vùng kín của chị em bị đau
  • Tâm lý chị em không được thoải mái, lo lắng. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
  • Cảm giác không thoải mái và đau đớn từ việc có bệnh âm đạo có thể làm giảm ham muốn tình dục. Ảnh hưởng đến hạnh phúc tình dục của phụ nữ.
  • Có thể lan rộng sang các vùng xung quanh. Gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ cho các vấn đề sức khỏe khác. Có thể kể đến như viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc ung thư âm đạo.

Chính vì vậy, việc chị em có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh âm đạo sẽ giúp chị em tránh để bệnh quá nặng gây ra những hậu quả khôn lường.

Cách nhận biết các bệnh âm đạo

cac-benh-am-dao-3

Nhận biết sớm các bệnh về âm đạo rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời và tránh được các biến chứng nghiêm trọng. Các bệnh như nhiễm trùng nấm, viêm nhiễm, và các vấn đề khác có thể xuất hiện với những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của các bệnh về âm đạo:

Ngứa và đau rát

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các loại viêm nhiễm âm đạo, bao gồm viêm nhiễm nấm và viêm nhiễm vi khuẩn.

Chảy dịch không bình thường

Sự xuất hiện của chất lỏng từ âm đạo, có thể là màu trắng, vàng, xanh hoặc có mùi khó chịu, có thể là dấu hiệu của một loạt các vấn đề sức khỏe, từ nhiễm trùng đến viêm nhiễm.

Mùi hôi không bình thường

Mùi hôi không dễ chịu từ âm đạo có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm nhiễm nấm hoặc viêm nhiễm vi khuẩn.

Tăng tiết dịch

Nếu phát hiện ra rằng có nhiều dịch hơn thường lượng từ âm đạo, có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau hoặc khó chịu trong quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của một số vấn đề âm đạo. Bao gồm viêm nhiễm và tổn thương.

Khi đi tiểu bị đau rát

Cảm giác khi đi tiểu bị đau rát hoặc khó chịu cũng có thể là một triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo. Đặc biệt là nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác.

Sưng tấy

Sưng tấy hoặc đỏ và một cảm giác không thoải mái xung quanh vùng âm đạo có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

Vết thương hoặc tổn thương

Các vết thương, tổn thương hoặc vùng da bong tróc xung quanh âm đạo có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hoặc tổn thương.

cac-benh-am-dao-2
Khí hư có mùi, đau rát chảy máu khi quan hệ là biểu hiện thường gặp của bệnh âm đạo

Cách phòng ngừa bệnh về âm đạo ghé thăm

Để phòng ngừa các bệnh về âm đạo ghé thăm, chị em có thể thực hiện bằng một số biện pháp sau đây:

  • Duy trì vệ sinh cá nhân tốt: Rửa sạch vùng âm đạo hàng ngày bằng nước ấm và một loại dung dịch vệ sinh phù nữ phù hợp không gây kích ứng. Tránh sử dụng các loại sản phẩm chứa hương liệu mạnh hoặc chất tẩy rửa có thể làm khô da và gây kích ứng.
  • Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su khi thực hiện quan hệ tình dục để ngăn chặn vi khuẩn, virus hoặc nấm lây lan qua đường tình dục.
  • Tránh dùng chung đồ chơi tình dục với người khác: Nếu bạn sử dụng đồ chơi tình dục, hãy làm sạch chúng kỹ lưỡng sau mỗi sử dụng và tránh chia sẻ chúng với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Giữ cho vùng âm đạo khô ráo: Độ ẩm là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sử dụng quần lót và quần áo cotton, thấm hút mồ hôi và giữ cho vùng âm đạo khô ráo để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe và thăm bác sĩ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để kiểm tra vùng âm đạo và xác định có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đang tồn tại.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh âm đạo: những ảnh hưởng,c ách nhận biết và phòng ngừa. Nếu còn thắc mắc xoay quanh vấn đề này đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận phía cuối bài viết để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn.

Xem thêm:Bệnh tình dục có lây qua đường miệng không?